Hiện nay để đảm bảo an ninh tại các tòa nhà, cơ quan, xí nghiệp và thuận tiện trong quản lý thì cổng xếp đã đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Vừa đáp ứng được yếu tố an ninh. Vừa giúp tăng yếu tố thẩm mỹ trước mỗi cơ quan. Có lẽ nhiều người đã biết đến cổng xếp, nhưng bạn đã hiểu rõ cổng xếp là gì chưa? Cổng xếp chạy bằng điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Bài viết này THUẬN PHÁT sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để hiểu rõ hơn về cổng xếp nhé.
Cổng xếp là gì?
Cổng xếp là loại cổng có thiết kế đặc biệt có thể kéo ra hoặc thu gọn lại. Nó hoạt động giống như một cánh cửa xếp. Nhưng thay vì chạy trên bản lề cố định thì cổng xếp không cần điều đó. Cổng xếp có thể đẩy ra hoặc thu gọn nhờ các bánh xe một cách dễ dàng và tiện lợi. Khi có xe ra vào cổng chỉ cần những thao tác đơn giản và có thể hoàn toàn tự động.
Cấu tạo của cổng xếp
Cổng xếp thường được kết hợp với mô tơ điện. Do đó quá trình vận hành diễn ra hoàn toàn tự động. Nó có cấu tạo gồm phần thân cổng xếp và phần hệ thống điều khiển.
Phần thân chính của cổng xếp thường được làm từ những vật liệu nhẹ và chắc chắn là inox và hợp kim nhôm. Ngoài ra có một số cổng xếp được kết hợp từ những loại vật liệu trên. Mục tiêu là vừa đảm bảo độ bền và sự chắc chắn và có trọng lượng nhẹ nhất có thể. Thân cổng được cấu tạo bởi những thanh trụ và liên kết bởi các thanh nang chéo nên tạo ra kết cấu có khả năng xếp hay kéo ra.
Hệ thống điều khiển bằng điện sẽ nhận lệnh thao tác từ người điều khiển để vận hành việc đóng hay mở cổng xếp. Tùy theo nhu cầu nó còn có thể tích hợp một số cảm biến tự động và cảnh báo như cảm biến nhiệt, cảm biến chướng ngại vật. Thông tin sẽ được hiển thị trên màn hình điều khiển.
Phân loại cổng xếp
Cổng xếp thường được phân loại dựa trên vật liệu chế tạo và cơ chế vận hành.
Cổng xếp inox chạy điện. đây là sản phẩm được đa số khách hàng lựa chọn và sử dụng. Với màu sắc sáng bóng tạo nên sự sang trọng và lịch sự. Hệ thống cổng xếp tự động bằng inox tạo ra được bộ mặt hiện đại cho công ty cũng như sự thuận tiện trong công tác quản lý ra vào.
Cổng xếp điện hợp kim nhôm là loại cổng xếp gọn nhẹ và dễ tạo hình. Nó có rất nhiều mẫu mã đa dạng và màu sắc nên dễ dàng phù hợp với nhiều loại công trình như nhà ở, nhà phức hợp, nhà xưởng,….
Cổng xếp tự động kết hợp hai loại vật liệu trên có lẽ cũng là một lựa chọn hợp lý cho khách hàng, Đây là loại cổng xếp tự động được kết hợp những ưu điểm của hai loại trên.
Ưu điểm và nhược điểm của cổng xếp
Ưu điểm
Cổng xếp điện hay cổng xếp tự động mang lại khá nhiều tiện lợi cho công tác an ninh của khách hàng. Trong đó có nhiều ưu điểm nổi bật đáng được nhắc đến sau:
Cổng xếp điện được điều khiển tự động và không cần sức người khi vận hành. Cổng xếp điện được thiết kế với cấu tạo chắc chắn nên giúp ổn định trong quá trình vận hành và có độ bền theo thời gian.
Nguyên liệu cấu tạo từ nhôm, hay hợp kim nhôm nên không có tình trạng hoen gỉ và giữ được màu sáng bóng đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ và chất lượng.
Sự đa dạng mẫu mã và thẩm mỹ là yếu tố không thể không nhắc đến. Dễ dàng phù hợp được với quy mô và phong cách của từng loại công trình. Giúp cho việc điều tiết lượng người và phương tiện ra vô một cách dễ dàng và thuận tiện.
Đảm bảo được tính an toàn và an ninh cho khu vực bảo vệ và công trình. Nhờ thao tác dễ dàng và sự chắc chắn của cổng xếp tự động. Hạn chế được tình trạng mất cắp tài sản.
Với một số ứng dụng tích hợp như cảm biến nhiệt, cảm biến chướng ngại, thì cổng xếp tự động hoàn toàn trong quá trình vận hành và gửi cảnh báo đến người trực một cánh nhanh chóng. Quá trình vận hành của cổng xếp tự động giúp đảm bảo an toàn trong thao tác cũng như đảm bảo quá trình lưu thông ra vào có kiểm soát và thuận tiện.
Nhược điểm
Tùy theo nguyên liệu cấu thành mà cổng xếp tự động có khối lượng khác nhau. Tuy nhiên chúng thường rất to và nặng, khó có thể kéo nắm để đóng lại như cửa ra vào thông thường trong trường hợp mất điện
Cần phải tích hợp cảm biến để đảm bảo quá trình vận hành được đảm bảo ổn định và an toàn.
Giá thành của cổng xếp tự động thường cao so với cổng thông thường
Cách lắp cổng xếp nhanh chóng, đơn giản nhất
Trên thị trường hiện có 2 loại cổng xếp phổ biến là cổng xếp kéo tay và cổng xếp chạy bằng điện. Mỗi loại sẽ có lắp lắp khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng loại cổng.
Cổng xếp kéo tay
Đây là loại cổng xếp thủ công, vận hành bằng sức con người. Việc lắp loại cổng này cũng đơn giản.
Bước 1: Nếu là cổng chạy trên đường ray thì gắn đường ray xuống đất. Còn với cổng chạy buông thì bỏ qua bước này.
Bước 2: Cố định một đầu vào mép cổng, sao cho khớp với đường ray bên dưới. Điều chỉnh cho chính xác rồi mới cố định 1 đầu.
Bước 3: Thử xem cổng đã hoạt động trơn tru chưa bằng cách cầm tay nắm ở đầu còn lại kéo cửa ra cho đến khi đóng hết cửa, nếu cửa không bị rung lắc hay chệch đường ray là hoàn thành.
Cổng xếp chạy bằng điện
Việc tự lắp cổng chạy bằng điện sẽ có phần phức tạp hơn do loại cổng này có thêm cả mô tơ và hệ thống điện.
Bước 1: Chọn vị trí lắp cổng, nên là khu vực bằng phẳng, có nền bằng bê tông. Sau đó tiến hành đo, thiết kế vị trí lắp đường ray và trụ cổng.
Bước 2: Tiến hành khoan rãnh bê tông để lắp đường ray cho cổng xếp. Nên dùng máy khoan bê tông chuyên dụng để có thể khoan rãnh đúng kích thước và độ sâu như mong muốn.
Bước 3: Đặt cổng lên đường ray. Chú ý đặt cổng sao cho cân bằng, vì nếu chệch hướng cũng làm cổng không hoạt động được. Thậm chí còn có thể trượt đổ khỏi đường ray, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Sau khi đặt cổng xếp lên đường ray xong thì cố định một đầu cổng xếp lại một phía bằng những thiết bị và dụng cụ chuyên dụng. Sau đó nối hệ thống mạch điều khiển vào nguồn điện 220V.
Bước 5: Thử cho cổng đóng mở, điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp và an toàn với người sử dụng.
Bước 6: Kiểm tra lại đường dây điện và các mối hàn. Kiểm tra lại các bộ phận đã được lắp đặt đúng cách hay chưa. Nếu như có bất kỳ vấn đề gì cần ngay lập tức sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Bước 7: Vệ sinh khu vực xung quanh cổng, dọn dẹp các thiết bị, vậy là đã hoàn thành.
Những lưu ý khi tự lắp cổng xếp
Kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện đi kèm
Trước khi bắt đầu tự lắp cổng xếp đã đầy đủ chưa. Cổng xếp chạy bằng điện thường có thêm các phụ kiện, linh kiện. Nếu có thiếu bộ phận nào thì cần bổ sung kịp thời.
Các bộ phận đi kèm thường có: máy đục bê tông nhỏ, máy khoan, máy hàn, máy cắt, xi măng, tua vít,…
Tìm hiểu về cấu tạo của cổng xếp
Xem qua sơ lược cấu tạo của cổng xếp sẽ giúp việc lắp đặt cổng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Kiểm tra mặt nền đất trước khi lắp đặt
Với cổng xếp chạy điện cần kiểm tra xem mặt nền có bị gồ ghề hay có vật cản bằng kim loại không. Vì một số bánh xe của cổng xếp có gắn nam châm, nếu dưới nền đất có sắt hay kim loại làm bánh xe di chuyển không thẳng hoặc gây nhiễu sóng bộ phận điều khiển.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về cổng xếp để bạn hiểu hơn về cổng xếp tự động, cổng xếp chạy bằng điện hãy liên hệ cho chúng tôi:
📞Hotline: 0962.537.648 – 0888.084.222
👉Cơ sở chính: Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
👉Cơ sở 2: Sau trường Dược thành phố Việt Trì
👉Cơ sở 3: Phố Chùa Thông, Thị Xã Sơn Tây
👉Cơ sở 4: Chợ Hải Bối, TT Đông Anh, Hà Nội.
👉Cơ sở 5: Số 293, Đường Đất Đỏ, Trữ Khê, Quán Trữ, Hải Phòng.